Activity

  • Regan Foster posted an update 4 years, 9 months ago

    Viêm phổi (Pneumonia) là một bệnh nhiễm trùng tại mô phổi, gây ra bởi vi sinh vật (microbes), và dẫn đến kết quả là gây viêm. Viêm làm ứ dịch tại mô phổi, và lượng dịch tăng thêm gây khó thở Khi hít vào, không khí vào phổi sau khi luồn qua khí quản, rồi tiếp tục phân nhánh đến các phế quản, tiểu phế quản và kết thúc tại các phế nang. Các phế nang là các túi khí nhỏ trông giống như chùm nho, được bọc quanh bởi một mạng lưới mao mạch. Đây là nơi mà hầu hết việc trao đổi khí xảy ra ở phổi. bởi một mạng lưới mao mạch. Đây là nơi mà hầu hết việc trao đổi khí xảy ra ở phổi. Oxygen rời phế nang và đi qua thành phế nang vào máu và carbon dioxide khuyếch tán đi ra từ máu và sau đó được thở ra khỏi cơ thể. Tại đây, ngoài không khí ra, bạn cũng hít vào những thứ khác, như những vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi-nấm, động vật nguyên sinh, hay virus. Nhưng bạn cũng có nhiều cơ chế để bảo vệ bản thân. Ví dụ, như ho là một cách theo cơ học, hay là lớp thang cuốn lông-đờm (mucociliary escalator) đó là một lớp niêm-mạc tiết chất nhầy và có lông di chuyển, lót toàn bộ khí quản và quét ra vi khuẩn lớn, còn có những đại thực bào nép mình sâu bên trong phế nang sẵn sàng tiêu diệt bất cứ thứ gì lọt vào đó. Nhưng đôi khi, một loại vi khuẩn đặc biệt độc hại nào đó có thể bám trụ và sinh sản tại các tiểu phế quản hoặc phế nang, và khi điều này xảy ra – Thật không may! Bạn sẽ bị viêm phổi. Những vi-sinh thường nhân lên nhanh chóng và vượt qua niêm mạc đường hô hấp vào mô phổi, gây ra phản ứng viêm. Các mô bị viêm nhanh chóng bị lấp đầy bởi các bạch huyết cầu cũng như các loại protein, chất lỏng, và thậm chí có cả tế bào hồng cầu nếu như mao mạch lân cận bị hư hỏng trong quá trình này. Xin nhắc lại, có rất nhiều vi-sinh gây viêm phổi khác nhau. Thông thường là do các loại virus và vi-khuẩn (bacteria), nhưng cũng có thể gây ra bởi vi-nấm, và một loại vi khuẩn gọi là vi-khuẩn kháng cồn, kháng-toan (mycobacteria) gây bệnh lao. Ở người trưởng thành, nguyên nhân viêm phổi phổ biến nhất gây ra bởi vi rút là bệnh cúm siêu vi (influenza), thường gọi là bệnh cúm. Ở người truởng thành, nguyên nhân gây viêm phổi bởi vi-khuẩn bao gồm phế-cầu (Streptococcus pneumoniae), trực-khuẩn gram âm (Haemophilus influenzae), và tụ-cầu vàng (Staphylococcus aureus). Ngoài ra còn có vi khuẩn hiếm thấy hơn như mycoplasma pneumoniae, chlamydophila pneumoniae, và Legionella pneumophila, chúng không có vách (cell walls) và thường được biết gây ra loại viêm phổi “không điển hình hoặc đang di động” bởi vì chúng thường chỉ gây ra các triệu chứng mơ hồ không rõ rệt như mệt mỏi. Ở những người có hệ miễn dịch bình thường, nhiễm bệnh phổi bởi vi-nấm là một nguyên nhân hiếm gặp và thường chỉ xảy ra tại một khu vực nào đó – ví dụ, như vi-nấm Coccidioidomycosis ở California và vùng Tây Nam Hoa Kỳ – mà bạn thể nhớ vì có một chữ “C” trong cả hai cocci (tức là hình cầu) và california, hoặc Histoplasmosis có mặt tại các thung lũng của sông Ohio và Mississippi – “H” trong histo và trong O”H” io, và Blastomycosis làm loại nấm nhú bản-rộng (broad-based budding yeast) sống tại vùng phía đông Hoa Kỳ – bạn có thể gợi nhớ rằng trong nấm (yeast) có chữ east (phía đông). Có tên gọi Vi nấm-nhú bản-rộng (broad-based budding yeast) rằng trong nấm (yeast) có chữ east (phía đông). Có tên gọi Vi nấm-nhú bản-rộng (broad-based budding yeast) là vì khi nhìn dưới kính hiển vi ở giai đoạn nấm tách nhau ra, người ta thấy đường kính của cuống hay đáy của nó có bản tròn và rộng so với loại vi-nấm có bản hẹp hơn.
    camnangdieutri.com Để kết thúc đề tài về những nguyên nhân do vi-nấm tại Mỹ, ta còn có Cryptococcus trong đó cryptic nghĩa là “khó hiểu” bởi vì về mặt địa lý nó có thể bật lên, sinh sản ở bất cứ nơi nào. Lưu ý, một trong những mầm bệnh do vi-nấm là Pneumocystis jiroveci, nó là mầm bệnh gây nguy cơ đặc biệt cho những người bị suy giảm miễn dịch Sau cùng, ta có loại mycobacteria, chúng phát triển chậm như nấm, vì thế gọi là “myco” tức là "nấm" nhưng mycobacteria thực ra là trực khuẩn không có vách, kháng cồn và kháng toan (tức là acid). Mycobacterium tuberculosis là loài được biết đến nhiều nhất, đó chính là vi khuẩn gây bệnh lao gọi tắt là TB. Viêm phổi cũng có thể được phân loại theo khu vực gây nhiễm bệnh. Phổ biến nhất, là nhiễm bệnh cộng đồng (community acquired pneumonia), được gọi như thế là khi một người bị nhiễm bện tại một môi trường ở ngoài những khu vực y tế như bệnh viện hay bệnh xá. Kế đến là nhiễm viêm phổi tại bệnh viện (tiếng Anh là nosocomial), đó là khi một người bị viêm phổi khi họ đang nhập viện vì một bệnh khác. Đây là loại có xu hướng nghiêm trọng hơn bởi vì bệnh nhân thì thường có hệ miễn dịch giảm do đó các vi khuẩn trong bệnh viện thường kháng các loại kháng-sinh thông thường. Đó là bởi vì các bệnh viện thường quy tụ mầm bệnh vi khuẩn có độc tính cao nhất – khi nghĩ tới sự tấn công – cũng như khả năng chống chịu cao – thì cũng sẽ có cách phòng thủ tuyệt vời. Những vi khuẩn này có thể trao đổi một số gene kháng kháng-sinh với nhau qua đường di-truyền ngang (horizontal transfer). Một ví dụ nổi bật là vi khuẩn tụ-cầu vàng kháng kháng-sinh Methicilin (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus hay (MRSA). Những vi-khuẩn tụ cầu vàng không kháng-sinh cũng có thể gây viêm phổi và những loại bệnh nhiễm trùng khác, nhưng nó dễ bị tiêu diệt bởi những thuốc kháng-sinh thông thường như ampicillin. MRSA mặt khác thì kháng lại nhiều loại kháng-sinh và do đó khó trị hơn. Một loại viêm phổi liên quan đến máy trợ hô-hấp (ventilator associated pneumonia), nó là phân loại con của nhiễm viêm phổi bệnh-viện, gây ra bởi máy trợ hô-hấp dành cho cách bệnh nhân cần dùng máy này. Thông thường, có một màng-sinh-học (biofilms) – đó là hỗn hợp của một nhóm vi khuẩn, cùng với các loại đường và protein tạo ra một lớp màng bề mặt – lót đường ống nội-khí-quản (endotracheal tube). Bệnh nhân dùng máy trợ hô-hấp được đặt vào cuống họng thì không thể ho ra và thường là đang bị ốm nặng Sau một thời gian, vi khuẩn có thể di chuyển từ ống thở trực tiếp vào phổi và gây ra viêm phổi. Ngoài việc hít phải vi sinh còn có những cách khác gây viêm phổi. thử tưởng tượng rằng bạn đang ăn một miếng khoai tây chiên, và thay vì nuốt vào thực quản, bạn vô tình hít nó vào khí quản. nói một cách nôm na là vào lộn đường ống , hay nói một cách hóm hĩnh là quyết chí hít vào mảnh khoai tây chiên. Thông thường, bạn sẽ có phản xạ tự động sặc sụa và bắt đầu ho, và cố làm sao để mảnh khoai tây chiên văng ra khỏi phổi Nhưng phản xạ sặc sụa có thể bị hư hỏng, do dùng ma túy, uống rượu quá độ, bị chấn thương não, hay cơ chế nuốt vào có vấn đề. Cho nên, trong trường hợp này mảnh khoai tây chiên có thể kẹt lại đường dẫn khí tại phổi bên dưới. Tất nhiên, mảnh khoai tây chiên không phải là tiệt trùng, nên có thể có một số vi khuẩn dính vào nó. Nếu những vi khuẩn này gây nhiễm trùng phổi, bạn sẽ bị viêm phổi, chúng tôi sẽ gọi đó là "nhiễm viên phổi do khoai tây chiên"- chỉ đùa thôi -thực ra chúng tôi gọi đó là viêm-phổi do hít-vào (aspiration pneumonia). Viêm phổi do hít phải vật lạ cũng có thể xảy ra bởi các thức uống, hoặc thậm chí từ dịch dạ dày, như sau một cơn nôn oẹ. Hít vào chất dịch dạ dày đặc biệt khó chịu, vì các acid trong dạ dày có thể gây ra kích thích hoá học ngoài việc có thể bị nhiễm trùng. Một đặc điểm khác để xác định mắc bệnh viêm phổi là nơi bị viêm Như viêm tại phế-quản-phổi (bronchopneumonia), nhiễm trùng có thể là toàn bộ phổi vào đến các tiểu phế-quản cũng như các phế-nang. Viêm phổi không điển hình (atypical) hoặc tại khoảng kẽ (insterstitial), là bị nhiễm trùng chủ yếu là tại ngay bên ngoài phế nang tại mô khoảng kẽ (interstitium). Và viêm thuỳ-phổi (lobar pneumonia), do nhiễm trùng tại một thuỳ-phổi làm toàn bộ khu vực thùy này bị căng đầy chất dịch. Phần lớn bệnh này gây ra bởi loại vi khuẩn song-cầu gram dương còn biết là phế-cầu (Streptococcus pneumoniae). Thông thường, viêm thùy-phổi tiến triển theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu là tình trạng tắc-nghẽn (congestion), xảy ra ở giữa ngày thứ nhất và ngày thứ 2. Lúc này các mạch máu và phế nang bắt đầu ứ chất dịch. Giai đoạn tiếp theo là phổi màu nâu-đỏ (red hepatization) như màu của lá gan, vào khoảng giữa ngày 3 và 4. Lúc này trong dịch tiết-ra có nhiều hồng cầu, bạch cầu trung tính, và bắt đầu có protein sợi fibrin lấp vào những khoảng khí làm chúng trở nên đặc lại. Gọi là màu lá gan (hepatization) và vì phổi có màu nâu-đỏ như màu lá gan do dịch-tiết (exude). Giai đoạn thứ ba là màu xám lá gan (gray hepatization), vào khoảng ngày thứ 5-7. Trong giai đoạn này phổi vẫn còn cứng nhưng màu sắc đã thay đổi do hồng cầu trong dịch-tiết (exude) đang bắt đầu bị phân hủy. Giai đoạn cuối cùng được gọi là "giai đoạn phân giải" (resolution), vào khoảng ngày thứ 8 và có thể kéo dài đến 3 tuần. Trong giai đoạn này, các dịch-tiết được tiêu hóa bởi các enzyme, hoặc ăn bởi các đại thực bào, hoặc ho khạc ra ngoài. Viêm phổi thường gây ra khó thở, hoặc hơi thở ngắn, đau ngực, và ho ra đờm, nghĩa là có mủ hay máu trong đờm. Thường cũng có những triệu chứng như toàn thân mệt mỏi và nóng sốt. Chẩn đoán viêm phổi thường ở những người đang bị khó thở hoặc bị thở gấp (nhanh). Ảnh chẩn đoán X-quang ngực, người mắc phải viêm phế- quản (bronchopneumonia) thường thấy nhiều mảnh chắp vá khắp phổi, viêm phổi không điển hình (atypical) hoặc trong khoảng kẽ (interstitial), cũng có dạng lan rộng khắp phổi nhưng thường tập trung ở khu vực chu vi phổi và trông như những mạng lưới, có nghĩa là sẽ có đường chồng chéo mờ mờ có thể nhìn thấy qua ảnh chụp X-quang. Viêm thùy-phổi (lobar pneumonia), thì dịch-tiết ứ đọng tại một thuỳ hay nhiều thuỳ. Một phương pháp khác để phát hiện Viêm thùy-phổi, là dùng thính âm chẩn đoán, tiếng vọng từ phổi nghe đục gợi ý rằng phổi bị căng vì chứa nhiều dịch-tiết. Ngoài ra còn có thủ thuật "sờ rung khi ho" (tactile vocal fremitus), đó là thủ thuật đặt tay lên ngực hay lưng bệnh nhân và cảm nhận nhịp rung âm thanh qua xúc giác khi bệnh nhân lặp đi lặp lại một đoạn câu nói nào đó. Nếu phổi căng phồng và chứa đầy dịch tiết, thì âm thanh sẽ đi nhanh hơn trong môi trường đó và như thế thì tần số tiếng vọng sẽ cao hơn lúc phổi bình thường Tiếng khò khè muộn nghe thấy lúc hít vào và cũng có các thủ thuật thính âm phế quản (bronchophony) và tiếng vọng (egophony) là dùng ống nghe âm thanh khi bệnh nhân phát âm các nguyên âm A, E. Việc điều trị viêm phổi phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng. Bởi vì vi khuẩn thường là tác nhân gây bệnh cho nên dùng thuốc kháng sinh . Bên cạnh đó, thuốc giảm ho (cough suppressants) và thuốc giảm đau thường được dùng để giúp thuyên giảm các triệu chứng. Như vậy, xin được tóm tắt … Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi gây ra do dịch-tiết tràn vào túi khí. Bệnh có thể được phân loại tại khu vực mắc phải bệnh tại cộng đồng (community acquired), hay bệnh mắc phải tại bệnh-viện (hospital acquired) một vài người dùng máy trợ hô-hấp mắc bệnh viêm phổi, hoặc do hít vào phổi vật chất gì đó (aspiration pneumonia) Viêm phổi cũng có thể được xác nhận tại nơi bị viêm. Chẳng hạn như Viêm phế-quản (bronchopneumonia) lan rộng khắp phổi, viêm phổi không-điển-hình (atypical) hoặc viêm phổi khoảng-kẽ (interstitial pneumonia) xảy ra tại khoảng kẽ quanh phế nang, và viêm thùy-phổi (lobar pneumonia) thường lây nhiễm toàn bộ thùy của phổi